Hình ảnh 75 năm phát triển và trưởng thành

TỔ CHỨC BỘ MÁY TỔNG CỤC THỐNG KÊ QUA CÁC THỜI KỲ

I/ Ngày 06 tháng 5 năm 1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký Sắc lệnh số 61/SL thành lập Nha Thống kê Việt Nam trong Bộ Quốc dân kinh tế.

II/ Ngày 25 tháng 4 năm 1949, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký Sắc lệnh số 33/SL sát nhập Nha Thống kê Việt Nam vào Chủ tịch Phủ.

III/ Ngày 09 tháng 8 năm 1950, Chính phủ ban hành Nghị định số 38-TTg thành lập Phòng Thống kê trong Văn phòng Thủ tướng Phủ.

IV/ Ngày 20 tháng 02 năm 1956, Thủ tướng Chính phủ ban hành Điều lệ số 695-TTg quy định thành lập Cục Thống kê Trung ương trong Uỷ ban Kế hoạch Nhà nước của Nước Việt Nam dân chủ cộng hoà, các Ban Thống kê địa phương, các tổ chức thống kê ở các Bộ, các cơ quan, xí nghiệp.

Cục Thống kê Trung ương và các cơ quan Thống kê ở địa phương là một hệ thống thống nhất, tập trung.

Cục Thống kê Trung ương gồm các phòng:

– Phòng Tổng hợp thống kê.

– Phòng Thống kê nông nghiệp.

– Phòng Thống kê công nghiệp.

– Phòng Thống kê thương nghiệp, tài chính.

– Phòng Thống kê văn hoá, giáo dục, y tế, dân số, lao động.

Ở các địa phương có những tổ chức như sau:

– Ban Thống kê khu.

– Ban Thống kê tỉnh.

– Thanh tra thống kê huyện.

– Phụ trách thống kê xã.

– Ban Thống kê thành (ở các thành phố lớn).

Ở mỗi Bộ và mỗi cơ quan, xí nghiệp đều có tổ chức thống kê nằm trong Phòng Kế hoạch.

V/ Ngày 08 tháng 4 năm 1957, Chính phủ ban hành Nghị định số 142-TTg quy định lại tổ chức, nhiệm vụ của các cơ quan thống kê các cấp, các ngành.

Bộ máy thống kê các cấp, các ngành gồm có:

– Cục Thống kê Trung ương (trong Ủy ban Kế hoạch Nhà nước).

– Các Chi cục Thống kê liên khu, khu, thành phố, tỉnh.

– Phòng Thống kê huyện, châu.

– Ban Thống kê xã.

– Các tổ chức thống kê các Bộ, các ngành Trung ương và các cơ quan, xí nghiệp trực thuộc.

Cục Thống kê Trung ương gồm các phòng:

– Phòng Tổng hợp thống kê.

– Phòng Thống kê nông nghiệp.

– Phòng Thống kê công nghiệp.

– Phòng Thống kê xây dựng cơ bản.

– Phòng Thống kê thương nghiệp, tài chính.

– Phòng Thống kê văn hóa, giáo dục, y tế, dân số, lao động.

Cơ quan thống kê ở các địa phương là một cơ quan chuyên môn của Ủy ban Hành chính địa phương chịu sự lãnh đạo chung và trực tiếp của Uỷ ban Hành chính, đồng thời chịu sự lãnh đạo của cơ quan thống kê cấp trên về mặt nghiệp vụ.

Chi Kế hoạch và Chi Cục phó Chi Cục thống kê khu, thành phố, tỉnh do  kế hoạch của Kế hoạch Ủy ban Kế hoạch Nhà nước bổ nhiệm theo đề nghị của Uỷ ban hành chính liên khu, khu, thành phố, tỉnh.

Trưởng phòng Thống kê huyện do Kế hoạch Hành chính liên khu, khu, thành phố trực thuộc bổ nhiệm theo đề nghị của Ủy ban Hành chính tỉnh.

Trưởng ban Thống kê xã do Ủy ban Hành chính thành phố, tỉnh công nhận theo đề nghị của Ủy ban Hành chính huyện.

VI/ Ngày 29 tháng 9 năm 1961, Hội đồng Chính phủ ban hành Nghị định số 131/CP quy định nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Tổng cục Thống kê.

Tổng cục Thống kê là cơ quan trực thuộc Hội đồng Chính phủ.

Tổ chức bộ máy của Tổng cục Thống kê gồm có:

– Văn phòng.

– Vụ Thống kê tổng hợp.

– Vụ Thống kê công nghiệp.

– Vụ Thống kê nông nghiệp.

– Vụ Thống kê thương nghiệp và tài chính.

– Vụ Thống kê xây dựng cơ bản.

– Vụ Thống kê cung cấp vật tư kỹ thuật.

– Vụ Thống kê lao động và văn xã.

– Và các đơn vị sự nghiệp do Tổng cục Quản lý.

Việc thành lập, sửa đổi hoặc bãi bỏ Văn phòng, các Vụ và các đơn vị tương đương do Hội đồng Chính phủ phê chuẩn.

VII/ Ngày 05 tháng 4 năm 1974, Hội đồng Chính phủ ban hành Nghị định số 72-CP ban hành Điều lệ về tổ chức và hoạt động của Tổng cục Thống kê.

Tổng cục Thống kê là cơ quan Trung ương trực thuộc Hội đồng Chính phủ.

Hệ thống tổ chức thống kê nhà nước bao gồm: Tổng cục Thống kê, Chi cục Thống kê tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các Phòng thống kê huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh, khu phố của thành phố trực thuộc Trung ương.

Tổ chức bộ máy của Tổng cục Thống kê gồm:

– Vụ thống kê nông nghiệp – lâm nghiệp,

– Vụ thống kê công nghiệp,

– Vụ thống kê xây dựng cơ bản,

– Vụ thống kê giao thông vận tải – bưu điện và viễn thông,

– Vụ thống kê cung cấp vật tư kỹ thuật,

– Vụ thống kê thương nghiệp,

– Vụ thống kê lao động – tiền lương,

– Vụ thống kê dân số,

– Vụ thống kê tài chính –  ngân hàng – giá cả,

– Vụ thống kê đời sống – văn hoá – xã hội,

– Vụ thống kê tổng hợp và thông tin kinh tế,

– Vụ thống kê cân đối kinh tế quốc dân,

– Vụ hạch toán thống nhất và phương pháp – chế độ thống kê,

– Vụ tổ chức – cán bộ,

– Viện thông tin kinh tế và nghiên cứu khoa học thống kê,

– Cục kỹ thuật tính toán,

– Văn phòng Tổng cục Thống kê,

Các trường trực thuộc:

– Trường cán bộ thống kê Trung ương,

– Trường đào tạo công nhân kỹ thuật máy tính và một số đơn vị sản xuất như các trung tâm tính toán, phòng và trạm máy tính, xưởng sửa chữa máy tính v.v…

Tổng cục Thống kê có một Hội đồng khoa học, có tính chất tư vấn để nghiên cứu những vấn đề quan trọng về phương pháp trong công tác hạch toán kế toán và thống kê.

VIII/ Ngày 02 tháng 6 năm 1979, Hội đồng Chính phủ ban hành Quyết định  số 207-CP về việc sửa đổi tổ chức bộ máy của Tổng cục Thống kê.

Tổ chức bộ máy của Tổng cục Thống kê như sau:

A. Các vụ, viện và đơn vị tương đương:

– Vụ thống kê công nghiệp,

– Vụ thống kê nông nghiệp – lâm nghiệp – thủy lợi,

– Vụ thống kê thương nghiệp – đời sống – văn xã,

– Vụ thống kê xây dựng – giao thông vận tải – bưu điện,

– Vụ thống kê vật tư – tài sản cố định,

– Vụ thống kê dân số – lao động – tiền lương,

– Vụ thống kê cân đối – tài chính – ngân hàng,

– Vụ phương pháp chế độ thống kê và hạch toán,

– Vụ thống kê tổng hợp và thông tin kinh tế,

– Vụ kỹ thuật tính toán,

– Vụ kế hoạch và tài vụ,

– Vụ tổ chức cán bộ và đào tạo,

– Viện nghiên cứu khoa học thống kê và thông tin kinh tế,

– Văn phòng,

– Ban thanh tra.

B. Các tổ chức trực thuộc khác thuộc phạm vi Tổng cục trưởng quyết định:

– Nhà xuất bản thống kê,

– Tạp chí thống kê,

– Các trường trung học thống kê I, II, III,

– Trường kỹ thuật tính toán,

– Xí nghiệp tính toán thống kê.

IX/ Ngày 11 tháng 5 năm 1988, Hội đồng Bộ trưởng ban hành Quyết định số 81/HĐBT quy định lại chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Tổng cục Thống kê.

Tổng cục Thống kê không quản lý theo hệ thống ngành dọc. Cục Thống kê sáp nhập vào Uỷ ban Kế hoạch tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, đặc khu; Phòng Thống kê huyện sáp nhập với các bộ phận liên quan ở UBND cấp huyện.

Tổ chức bộ máy của Tổng cục Thống kê như sau:

– Vụ Thống kê Nông nghiệp – lâm nghiệp – ngư nghiệp,

– Vụ Thống kê Công nghiệp,

– Vụ Thống kê Xây dựng cơ bản – giao thông vận tải – bưu điện,

– Vụ Thống kê Thương nghiệp – vật tư – giá cả,

– Vụ Thống kê Dân số – lao động – văn xã,

– Vụ Thống kê Cân đối – tài chính – ngân hàng,

– Vụ Thống kê tổng hợp,

– Vụ Tổ chức – cán bộ – đào tạo,

– Văn phòng,

– Viện Khoa học thống kê.

Các tổ chức trực thuộc hoạt động sự nghiệp và sản xuất kinh doanh:

– Nhà xuất bản thống kê,

– Các trường trung học thống kê I, II,

– Xí nghiệp tính toán thống kê.

X/ Ngày 23 tháng 3 năm 1994, Chính phủ ban hành Nghị định số 23/CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Tổng cục Thống kê.

Tổng cục Thống kê là cơ quan thuộc Chính phủ.

Tổng cục Thống kê được tổ chức và quản lý theo ngành dọc từ Trung ương đến địa phương, cơ cấu tổ chức gồm có:

Các đơn vị giúp Tổng cục trưởng thực hiện chức năng quản lý nhà nước:

– Vụ Tổng hợp và thông tin,

– Vụ Hệ thống tài khoản quốc gia,

– Vụ Nông, lâm nghiệp và thuỷ sản,

– Vụ Công nghiệp,

– Vụ Xây dựng, giao thông và bưu điện,

– Vụ Thương mại và giá cả,

– Vụ Dân số và lao động,

– Vụ Xã hội và môi trường,

– Vụ Phương pháp, chế độ thống kê,

– Vụ Tổ chức, cán bộ, đào tạo,

– Thanh tra,

– Văn phòng.

Cục Thống kê trực thuộc Tổng cục đặt ở tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Cục quản lý cả biên chế làm thống kê ở huyện, quận, thị xã và thành phố thuộc tỉnh.

Các đơn vị sự nghiệp trực thuộc Tổng cục:

– Viện nghiên cứu khoa học thống kê,

– Trung tâm Tính toán Thống kê,

– Trường Cán bộ thống kê Trung ương I,

– Trường Trung học thống kê II.

XI/ Ngày 03 tháng 9 năm 2003, Chính phủ ban hành Nghị định số 101/2003/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Tổng cục Thống kê.

Tổng cục Thống kê là cơ quan thuộc Chính phủ.

Tổng cục Thống kê được tổ chức theo ngành dọc, gồm có:

Ở Trung ương có cơ quan Tổng cục Thống kê;

Ở tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có Cục Thống kê trực thuộc Tổng cục Thống kê;

Ở huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh có Phòng Thống kê trực thuộc Cục Thống kê tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

Cơ cấu tổ chức của cơ quan Tổng cục Thống kê:

a) Các tổ chức giúp Tổng cục trưởng thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn quản lý nhà nước:

– Vụ Hệ thống tài khoản quốc gia;

– Vụ Phương pháp chế độ thống kê;

– Vụ Thống kê tổng hợp;

– Vụ Thống kê Công nghiệp và Xây dựng;

– Vụ Thống kê Nông, Lâm nghiệp và Thuỷ sản;

– Vụ Thống kê Thương mại, Dịch vụ và Giá cả;

– Vụ Thống kê Dân số và Lao động;

– Vụ Thống kê Xã hội và Môi trường;

– Vụ Hợp tác quốc tế;

– Vụ Tổ chức cán bộ;

– Vụ Kế hoạch tài chính;

– Thanh tra;

– Văn phòng.

b) Các đơn vị sự nghiệp thuộc Tổng cục Thống kê:

– Viện Nghiên cứu khoa học thống kê;

– Trung tâm Tin học thống kê;

– Trung tâm Tư liệu thống kê;

– Tạp chí Con số và Sự kiện.

Các đơn vị sự nghiệp khác hiện có giao Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê tổ chức và sắp xếp theo quy định của pháp luật.

XII/ Ngày 04 tháng 01 năm 2007, Chính phủ ban hành Nghị định số 01/NĐ-CP về việc chuyển Tổng cục Thống kê vào Bộ Kế hoạch và Đầu tư.

Chuyển Tổng cục Thống kê vào Bộ Kế hoạch và Đầu tư.

Giao Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư thực hiện công tác quản lý đối với Tổng cục Thống kê.

XIII/ Ngày 04 tháng 6 năm 2007, Chính phủ ban hành Nghị định số  93/2007/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Tổng cục Thống kê thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư.

Tổng cục Thống kê được tổ chức theo hệ thống ngành dọc, gồm có:

Ở Trung ương có cơ quan Tổng cục Thống kê trực thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư;

Ở tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có Cục Thống kê trực thuộc Tổng cục Thống kê;

Ở huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh có Phòng Thống kê trực thuộc Cục Thống kê tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

Các tổ chức hành chính tham mưu, giúp việc Tổng cục trưởng:

a) Vụ Hệ thống tài khoản quốc gia;

b) Vụ Phương pháp chế độ thống kê và Công nghệ thông tin;

c) Vụ Thống kê Tổng hợp;

d) Vụ Thống kê Công nghiệp và Xây dựng;

đ) Vụ Thống kê Nông, Lâm nghiệp và Thuỷ sản;

e) Vụ Thống kê Thương mại, Dịch vụ và Giá cả;

g) Vụ Thống kê Dân số và Lao động;

h) Vụ Thống kê Xã hội và Môi trường;

i) Vụ Hợp tác quốc tế;

k) Vụ Tổ chức cán bộ;

l) Vụ Kế hoạch tài chính;

m) Thanh tra;

n) Văn phòng.

Các đơn vị sự nghiệp nhà nước trực thuộc:

a) Viện Nghiên cứu khoa học thống kê;

b) Trung tâm Tư liệu thống kê;

c) Tạp chí Con số và Sự kiện;

d) Trung tâm Tin học thống kê;

đ) Trung tâm Tin học thống kê khu vực II;

e) Trung tâm Tin học thống kê khu vực III.

XIV/ Ngày 24 tháng 8 năm 2010, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 54/2010/QĐ-TTg quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Tổng cục Thống kê trực thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư.

Tổng cục Thống kê được tổ chức thành hệ thống dọc từ Trung ương đến địa phương theo đơn vị hành chính, bảo đảm nguyên tắc tập trung thống nhất:

Cơ quan Tổng cục Thống kê ở Trung ương:

a) Các tổ chức hành chính giúp Tổng cục trưởng thực hiện chức năng quản lý nhà nước:

– Vụ Phương pháp chế độ Thống kê và Công nghệ thông tin;

– Vụ Thống kê Tổng hợp;

– Vụ Hệ thống Tài khoản quốc gia;

– Vụ Thống kê Công nghiệp;

– Vụ Thống kê Nông, Lâm nghiệp và Thủy sản;

– Vụ Thống kê Thương mại và Dịch vụ;

– Vụ Thống kê Xây dựng và Vốn đầu tư;

– Vụ Thống kê Giá;

– Vụ Thống kê Dân số và Lao động;

– Vụ Thống kê Xã hội và Môi trường;

– Vụ Thống kê Nước ngoài và Hợp tác quốc tế;

– Vụ Tổ chức cán bộ;

– Vụ Kế hoạch tài chính;

– Vụ Pháp chế, Tuyên truyền và Thi đua – Khen thưởng;

– Thanh tra;

– Văn phòng (có Văn phòng đại diện tại thành phố Hồ Chí Minh).

b) Các tổ chức sự nghiệp:

– Viện Khoa học Thống kê;

– Trung tâm Tư liệu và Dịch vụ Thống kê;

– Trung tâm Tin học Thống kê khu vực I;

– Trung tâm Tin học Thống kê khu vực II;

– Trung tâm Tin học Thống kê khu vực III;

– Tạp chí Con số và Sự kiện;

– Nhà Xuất bản Thống kê;

– Trường Cao đẳng Thống kê;

– Trường Trung cấp Thống kê.

Cơ quan thống kê ở địa phương:

a) Cục Thống kê ở các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (gọi chung là Cục Thống kê cấp tỉnh) trực thuộc Tổng cục Thống kê.

b) Chi cục Thống kê ở các huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (gọi chung là Chi cục Thống kê cấp huyện) trực thuộc Cục Thống kê cấp tỉnh.

Cục Thống kê cấp tỉnh, Chi cục Thống kê cấp huyện có tư cách pháp nhân, con dấu riêng, có trụ sở làm việc và được mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước theo quy định của pháp luật.

XV/ Ngày 11 tháng 11 năm 2013, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 65/2013/QĐ-TTg sửa đổi, bổ sung Điểm a Khoản 1 Điều 3 Quyết định số 54/2010/QĐ-TTg ngày 24 tháng 8 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Tổng cục Thống kê trực thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư như sau:

“a) Các tổ chức hành chính giúp Tổng cục trưởng thực hiện chức năng quản lý nhà nước:

– Vụ Phương pháp chế độ Thống kê và Công nghệ thông tin;

– Vụ Thống kê Tổng hợp;

– Vụ Hệ thống Tài khoản quốc gia;

– Vụ Thống kê Công nghiệp;

– Vụ Thống kê Nông, Lâm nghiệp và Thủy sản;

– Vụ Thống kê Thương mại và Dịch vụ;

– Vụ Thống kê Xây dựng và Vốn đầu tư;

– Vụ Thống kê Giá;

– Vụ Thống kê Dân số và Lao động;

– Vụ Thống kê Xã hội và Môi trường;

– Vụ Thống kê Nước ngoài và Hợp tác quốc tế;

– Vụ Tổ chức cán bộ;

– Vụ Kế hoạch tài chính;

– Vụ Pháp chế và Thanh tra Thống kê;

– Văn phòng (có đại diện tại thành phố Hồ Chí Minh).”

XVI/ Ngày 18 tháng 3 năm 2020, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 10/2020/QĐ-TTg quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Tổng cục Thống kê trực thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư.

Tổng cục Thống kê được tổ chức thành hệ thống ngành dọc từ trung ương đến địa phương, bảo đảm nguyên tắc tập trung thống nhất.

1.Cơ quan thống kê ở trung ương

a) Vụ Phương pháp chế độ và Quản lý chất lượng thống kê;

b) Vụ Thống kê Tổng hợp và Phổ biến thông tin thống kê;

c) Vụ Hệ thống Tài khoản quốc gia;

d) Vụ Thống kê Nông, Lâm nghiệp và Thủy sản;

đ) Vụ Thống kê Công nghiệp và Xây dựng;

e) Vụ Thống kê Thương mại và Dịch vụ;

g) Vụ Thống kê Giá;

h) Vụ Thống kê Dân số và Lao động;

i) Vụ Thống kê Xã hội và Môi trường;

k) Vụ Thống kê nước ngoài và Hợp tác quốc tế;

l) Vụ Tổ chức cán bộ;

m) Vụ Kế hoạch tài chính;

n) Vụ Pháp chế và Thanh tra thống kê;

o) Văn phòng;

p) Cục Thu thập dữ liệu và Ứng dụng công nghệ thông tin thống kê;

q) Viện Khoa học Thống kê;

r) Tạp chí Con số và Sự kiện;

s) Nhà Xuất bản Thống kê;

t) Trường Cao đẳng Thống kê;

u) Trường Cao đẳng Thống kê II.

Các tổ chức quy định từ điểm a đến điểm p khoản 1 Điều này là tổ chức hành chính giúp Tổng cục trưởng thực hiện chức năng quản lý nhà nước; các tổ chức quy định từ điểm q đến điểm u khoản 1 Điều này là tổ chức sự nghiệp.

Văn phòng Tổng cục được tổ chức 6 phòng; Cục Thu thập dữ liệu và Ứng dụng công nghệ thông tin thống kê được tổ chức 4 phòng và 4 Trung tâm.

Cục Thu thập dữ liệu và Ứng dụng công nghệ thông tin thống kê có tư cách pháp nhân, con dấu riêng, có trụ sở làm việc và được mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước theo quy định của pháp luật.

2. Cơ quan thống kê ở địa phương

a) Cục Thống kê tại các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (gọi chung là Cục Thống kê cấp tỉnh) thuộc Tổng cục Thống kê.

Cục Thống kê cấp tỉnh được tổ chức 5 phòng.

b) Chi cục Thống kê tại các quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh; Chi cục Thống kê khu vực (gọi chung là Chi cục Thống kê cấp huyện) thuộc Cục Thống kê cấp tỉnh.

Cục Thống kê cấp tỉnh, Chi cục Thống kê cấp huyện có tư cách pháp nhân, con dấu riêng; có trụ sở làm việc và được mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước theo quy định của pháp luật.

LÃNH ĐẠO TỔNG CỤC THỐNG KÊ QUA CÁC THỜI KỲ

Ông Nguyễn Thiệu Lâu

Giám đốc Nha Thống kê Việt Nam từ năm 1946 đến năm 1950

Ông Lương Duyên Lạc

Trưởng phòng Thống kê thuộc Phủ Thủ tướng từ năm 1950 đến năm 1955

Ông Trần Hữu Dực

Cục trưởng Cục Thống kê Trung ương từ năm 1955 đến năm 1956

Ông Nguyễn Văn Kha

Cục trưởng Cục Thống kê Trung ương từ năm 1956 đến năm  1958

Ông Đặng Thí

Cục trưởng Cục Thống kê Trung ương, Tổng cục trưởng TCTK từ năm 1958 đến năm 1963

Ông Nguyễn Đức Dương

Tổng cục trưởngTCTK từ năm 1964 đến năm 1974 (Phó Tổng cục trưởng TCTK từ năm 1962 đến năm 1964)

Ông Hoàng Trình

Tổng cục trưởng TCTK từ năm 1974 đến năm 1984

Ông Trần Hải Bằng

Quyền Tổng cục trưởng TCTK năm 1984 (Phó Tổng cục trưởng TCTK từ năm 1967 đến năm 1984)

PGS-TSKH Lê Văn Toàn

Tổng cục trưởng TCTK từ năm 1984 đến năm 2000

Tiến sĩ Lê Mạnh Hùng

Tổng cục trưởngTCTK từ năm 2002 đến năm 2007 (Phó Tổng cục trưởng TCTK từ năm 1995 đến năm 2000, Quyền Tổng cục trưởng TCTK từ năm 2000 đến năm 2002)

Ông Nguyễn Đức Hòa

Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư kiêm Tổng cục trưởng TCTK từ năm 2007 đến năm 2010

Tiến sĩ Đỗ Thức

Tổng cục trưởng TCTK từ năm 2010  đến năm 2013 (Phó Tổng cục trưởng TCTK từ năm 2005 đến năm 2010)

Ông Nguyễn Bích Lâm

Tổng cục trưởng TCTK
từ năm 2013 đến năm 2020 (Phó Tổng cục trưởng TCTK từ năm 2007 đến năm 2013)

Bà Nguyễn Thị Hương

Tổng cục trưởng TCTK
từ năm 2020 đến nay (Phó Tổng cục trưởng TCTK từ năm 2018 đến năm 2020)

Ông Nguyễn Quang Hiền

Phó Tổng cục trưởng TCTK
năm 1964 đến năm 1970

Ông Lê Khánh

Phó Tổng cục trưởng TCTK
năm 1971 đến năm 1975

Ông Nguyễn Ngọc Sơn

Phó Tổng cục trưởng TCTK
năm 1979 đến năm 1991

Tiến sĩ Nguyễn Lực

Phó Tổng cục trưởng TCTK
năm 1979 đến năm 1990

Tiến sĩ Lê Văn Chinh

Phó Tổng cục trưởng TCTK
năm 1987 đến năm 1993

Ông Nguyễn Văn Tiến

Phó Tổng cục trưởng TCTK
năm 1997 đến năm 2006

Bà Trần Thị Hằng

Phó Tổng cục trưởng TCTK
năm 2010 đến năm 2014

Ông Nguyễn Văn Liệu

Phó Tổng cục trưởng TCTK
năm 2007 đến năm 2018

Ông Vũ Thanh Liêm

Phó Tổng cục trưởng TCTK
năm 2013 đến năm 2019

Ông Phạm Quang Vinh

Phó Tổng cục trưởng TCTK từ năm 2013 đến nay

Ông Nguyễn Trung Tiến

Phó Tổng cục trưởng TCTK từ năm 2018 đến nay