Mô hình toán học mới để giải thích mối tương quan giữa việc di cư và mức sống
Các nhà khoa học từ Đại học Tổng hợp Hữu nghị các dân tộc Nga (RUDN), Trung tâm Khoa học Quốc gia Recherche (Pháp) và Đại học Leicester (Vương quốc Anh) đã chỉ ra sự giàu có của một quốc gia liên quan đến tỷ lệ di cư. Một mô hình toán học mới tạo cơ sở cho nghiên cứu tương lai trong lĩnh vực này. Nghiên cứu được xuất bản trong Tập san Phân tích phi tuyến. Các kết quả được trình bày tại Hội nghị Quốc tế lần thứ VIII về các phương trình vi phân đa chức năng và khác biệt DFDE-2017 tổ chức từ ngày 13 đến 20 tháng 8 tại Đại học Tổng hợp Hữu nghị các dân tộc Nga.
Các nhà khoa học đang đưa ra dự báo ngày càng ảm đạm cho tương lai, vì dân số thế giới đang tăng lên không kiểm soát được và các nguồn lực sẵn có chỉ giới hạn. Để đưa ra dự đoán chính xác hơn, họ tạo ra các mô hình toán học dựa trên các biến số như tỷ lệ sinh, tỷ lệ tử vong và tỷ lệ di cư từ vùng này sang vùng khác.
Người dân di chuyển từ nơi này sang nơi khác phụ thuộc vào các yếu tố kinh tế, văn hoá và chính trị. Hoạt động này chắc chắn là phức tạp hơn sự di cư của động vật. Tuy nhiên, các loài động vật di cư vì các yếu tố giống nhau – nguồn tài nguyên phong phú hơn và chất lượng cuộc sống tốt hơn ở nơi mới. Do đó, các nhà khoa học đã sử dụng các phương pháp toán học được thiết kế để mô tả sự di chuyển của các quần thể động vật, như là một điểm khởi đầu cho mô hình động lực dân số giữa các quốc gia.
Các nhà nghiên cứu đã phân tích sự phân bổ của cải thay đổi do di cư như thế nào. Các nhà khoa học hiểu rằng sự giàu có là số lượng hàng hóa vật chất và dịch vụ mà người tiêu thụ ở các quốc gia khác nhau và nhu cầu của họ được đáp ứng hay không. Bằng việc sử dụng một hệ phương trình vi phân từng phần, các chuyên gia đã thiết kế một mô hình toán học mô tả quá trình di chuyển theo hướng ngẫu nhiên và ở những nơi có lượng tài nguyên lớn nhất cần thiết cho sự thịnh vượng được tập trung.
Vitaly Volpert, một trong những tác giả của nghiên cứu, nói rằng: “Sản xuất và tiêu thụ của cải phụ thuộc vào mật độ dân số, trong khi tỷ lệ sinh và tỷ lệ sống phụ thuộc vào mức độ phúc lợi. Mục đích của nghiên cứu không chỉ để xác định mối tương quan giữa các quá trình này, mà còn để tìm ra sự phân bố dân số và sự giàu có trong các điều kiện khác nhau”.
Mô hình hoá cũng chỉ ra sự di chuyển mức độ giàu có từ các nước phát triển đến các khu vực nghèo thông qua thương mại, đầu tư, chuyển giao sản xuất từ nước này sang nước khác… Mô hình mới này liên kết động lực dân số và phân bố tài sản sẽ thúc đẩy nghiên cứu trong tương lai trong lĩnh vực này. “Chúng tôi hy vọng các mô hình toán học sẽ giúp chúng ta đối mặt với những thách thức do di cư trong nền kinh tế toàn cầu”, Volpert kết luận.
Nhung Phạm (dịch)
Nguồn: https://phys.org/news/2017-09-mathematical-migration-standards.html