Những bỏ sót của GDP: Đo lường hiệu suất kinh tế bỏ sót về hiệu suất kinh tế

Các phương tiện truyền thông và cộng đồng kinh tế thường xuyên sử dụng Tổng sản phẩm trong nước (GDP), tổng sắp của tất cả các hàng hóa và dịch vụ sản xuất trong một quốc gia trong một khoảng thời gian cụ thể, như một đo lường về hoạt động kinh tế. Tuy nhiên, GDP là một cách tương đối mới được dùng để đánh giá các nền kinh tế. Trong thực tế, khái niệm này chưa được phát minh ra cho đến đầu thế kỷ XX, khi cuộc Đại khủng hoảng và sau đó chiến tranh thế giới lần II đã đẩy Washington phải tính đến chi tiêu của Chính phủ về các dịch vụ và chiến tranh (trước khi được xem như là một tai họa cần thiết làm giảm thu nhập quốc dân) như một đo lường tốt cho nền kinh tế.

Việc xây dựng các số liệu thống kê GDP là không đơn giản, ngay cả trong những ngày đầu tiên khi nền kinh tế ít phức tạp hơn bây giờ. Phải mất nhiều thập kỷ trong một số ít các quốc gia mới tạo ra các tài khoản quốc gia và cho các nhà kinh tế và thống kê tạo ra các phương pháp so sánh GDP theo thời gian và giữa các quốc gia. Và công việc tiếp tục cho đến ngày nay. Một minh họa ở đây là việc hiệu chỉnh tổng mức đô la do lạm phát để có được GDP “thực tế”. Song việc không ngừng cải tiến chất lượng sản phẩm, và sự ra đời của hàng hóa và dịch vụ mới theo thời gian, đã làm khó khăn hơn cho việc tính toán sự thay đổi của giá. Ví dụ, một máy tính xách tay năm 2013 là một máy rất khác so với một máy tính xách tay năm 2004, ngay cả khi bảng giá của chúng là gần như nhau. Một vài thập kỷ trước đây, khi đó, giá của máy tính là vô giá, bởi vì máy tính không tồn tại. Thật khó để nắm bắt sự chuyển đổi này trong một chỉ số giá duy nhất.

Hơn nữa, mặc dù có những tiến bộ, vẫn còn khó khăn để thực hiện so sánh quốc tế, với sự khác biệt đáng kể trong cấu trúc kinh tế trên thế giới và trong những gì mà người tiêu dùng chi tiêu thu nhập của họ. Mặc dù các nhà kinh tế không ngần ngại để tổng quát hóa, ấn tượng của chúng ta về tăng trưởng trong nền kinh tế khác nhau vào những thời điểm khác nhau phụ thuộc vào các phương pháp thống kê. Ví dụ, việc đưa ra những điều chỉnh để cải thiện chất lượng của các máy tính trong những năm 1990 đã làm tăng trưởng kinh tế Mỹ mạnh hơn rất nhiều so với các nước khác.

Có những cái mà GDP đã bỏ sót hoàn toàn. GDP không nói gì về những thiệt hại môi trường mà sản xuất hàng hoá và dịch vụ gây ra. Và, mặc dù tăng trưởng GDP được lấy làm đại diện cho sự tiến bộ, nó không bao giờ có ý định để đo lường hạnh phúc hay phúc lợi. Cuối cùng, khi các quốc gia thoát ra khỏi suy thoái toàn cầu năm 2007-2008, một số câu hỏi nghiêm túc được đặt ra liệu mô hình có ước tính vượt trội đóng góp của các dịch vụ tài chính cho nền kinh tế.

Tính đa dạng thông qua đổi mới liên tục có thể được coi là một trong những chỉ tiêu quan trọng của phát triển kinh tế.

Với tất cả những vấn đề này, một số người đề xuất mổ xẻ GDP hoàn toàn ủng hộ các đo lường mới, chẳng hạn như chỉ số hạnh phúc quốc gia. Họ không nhận được sự cần thiết phải có một đo lường về hoạt động kinh tế. Nhưng sự thật là đặc trưng của nền kinh tế – và cái người dân định giá trị vượt quá GDP – đang thay đổi, và rằng cách chúng ta đo lường nền kinh tế sẽ phải bắt kịp nó. Đặc biệt, các nhà kinh tế sẽ phải vật lộn với ba vấn đề. Đầu tiên là sự phức tạp về kinh tế, được định hướng bởi sự đổi mới, sự ra đời liên tục của các sản phẩm và dịch vụ mới, và toàn cầu hóa của chuỗi sản xuất ngày càng tăng. Thứ hai là phần đóng góp ngày càng tăng trong các nền kinh tế tiên tiến của dịch vụ và tài sản vô hình, bao gồm cả các hoạt động trực tuyến không có giá. Thứ ba là câu hỏi cấp bách của sự phát triển bền vững – cho dù sự suy giảm các nguồn tài nguyên và tài sản sẽ làm suy yếu tăng trưởng GDP tiềm năng trong tương lai.

TÍNH ĐA DẠNG

Năm 1998 , Hoa Kỳ đã cung cấp 185 kênh truyền hình, 141 loại thuốc giảm đau, và 87 nhãn hiệu nước giải khát. Vào năm 1970, chỉ có năm kênh truyền hình, năm loại thuốc giảm đau, và 20 loại nước giải khát. Nổi bật hơn, trong khi có 400 loại máy tính và gần năm triệu trang web trong năm 1998, mà thập kỷ trước đó đã không có. Tất cả điều này là điều tuyệt vời: tính đa dạng thông qua đổi mới liên tục có thể được coi là một trong những chỉ tiêu quan trọng của sự phát triển kinh tế. Song, khó khăn lớn để tìm kiếm số liệu thống kê kinh tế có tính đến số lượng sản phẩm khác nhau sẵn có. (Báo cáo thường niên năm 1998 của Ngân hàng Dự trữ Liên bang Dallas, ở đó các số liệu này được thực hiện, là một trong số ít các nguồn có sẵn ngay cả bây giờ). Chỉ đơn giản là bởi cơ quan chính thống không yêu cầu. Trong các cuộc điều tra, họ hỏi các nhà sản xuất giày về khối lượng – số lượng các đôi giày được làm – và giá cả, nhưng không phải là số liệu về kiểu dáng. Họ đếm các đôi bốt đi bộ công nghệ cao, các đôi giày chạy đệm đầu gối và mắt cá chân, giày dép thuần chủng, giày định hình bắp đùi khi đi bộ, giày cao gót màu đỏ đẹp, dép cực kỳ thoải mái nhưng xấu xí, và giày thể thao được thiết kế trực tuyến chỉ đơn giản là “giày”.

Nhưng tại sao điều này ảnh hưởng đến GDP? Do không nắm bắt đầy đủ các phạm vi ngày càng tăng của các sản phẩm trong nền kinh tế, GDP thiếu báo cáo về đổi mới. Nó cũng không tính đến phúc lợi của người tiêu dùng. Ví dụ, xe ô tô không người lái. Một chiếc xe không người lái sẽ làm tăng GDP bởi có cùng một số tiền như bất kỳ loại xe khác, hoặc có thể hơn một chút. Các nhà thống kê có thể tính toán chỉ số giá hưởng thụ để tính đến một thực tế là chủ sở hữu của chiếc xe có thể ngồi và thư giãn khi lái xe. Nhưng GDP sẽ không bao giờ nắm bắt những gì xe ô tô không người lái đóng góp vào sự an toàn – giảm số vụ tai nạn như xe không người lái truyền dẫn.

Các đo lường cũng bỏ qua các giá trị được đưa ra bởi đặc chế (những đôi giày được cá nhân thiết kế trực tuyến): Như nhà kinh tế Dallas Fed đã viết vào năm 1998, “Chúng ta có thể không thấy tốc độ tăng trưởng nhanh hơn hoặc sự tăng vọt về năng suất, nhưng đa số các đặc chế sẽ thanh toán hết cho nước Mỹ. Các nguồn lực bị lãng phí đang phỏng đoán cái mà khách hàng muốn. Khi nhiều sản phẩm được đặc chế, chúng ta sẽ không lãng phí tiền bạc vào các bộ quần áo cất trong tủ vì chúng không phù hợp hay các đĩa compact nhỏ gọn chỉ với một hoặc hai bài hát mà chúng ta thực sự yêu thích. Và hàng hóa sẽ không bị lãng quên trên các kệ đại lý. Đạt được một tiêu chuẩn cao hơn của cuộc sống với nhu cầu ít hơn về nguồn lực tự nhiên và lao động sẽ giúp giảm bớt áp lực giá cả và tiếp tục tin tốt lành về lạm phát trong thập niên này”. Những hứa hẹn về “đa số các đặc chế” treo lửng lơ trước mắt độc giả trong năm 1998 đang sắp phải vượt qua, bao gồm các chương trình truyền hình theo yêu cầu và quần áo được đo may tại các chợ, không chỉ cho những người giàu.

Tính phức tạp vượt ra ngoài phạm vi số lượng sản phẩm. Hầu hết các mặt hàng hiện nay đều được sản xuất thông qua các chuỗi cung ứng toàn cầu. Các linh kiện thành phần được sản xuất tại một số quốc gia, được vận chuyển trên toàn thế giới để được lắp ráp ở một nơi, và sau đó vận chuyển đến thị trường tiêu thụ chúng. Điều này đúng với hàng hóa giản đơn, chẳng hạn như áo sơ mi, và của những hàng hóa tinh vi, chẳng hạn như iPhone. Chỉ số giá, và do đó GDP, không nắm bắt được sự giảm giá lớn đi kèm với gia công thuê ngoài. Đổi lại, giá nhập khẩu đã bị phóng đại rất nhiều và khối lượng nhập khẩu được ghi thấp. Ngoài ra, thống kê thương mại truyền thống không kết nối các giá trị tăng thêm theo từng giai đoạn trung gian: số liệu cán cân thanh toán của Mỹ chỉ ghi lại toàn bộ giá trị cuối cùng của iPhone khi nó được nhập khẩu từ Trung Quốc. Theo Yuqing Xing, một giáo sư tại Viện nghiên cứu quốc gia về nghiên cứu chính sách ở Tokyo, “Phương pháp truyền thống ghi chép thương mại đã không phản ánh sự phân bố chuỗi giá trị thực tế và vẽ ra một bức tranh bị bóp méo về quan hệ thương mại song phương. Sự mất cân bằng thương mại song phương Trung-Mỹ đã được thổi phồng rất nhiều”. Thống kê giá trị tăng thêm của thương mại sẵn có vừa mới có, và nghiên cứu chúng có thể thay đổi những gì chúng ta nghĩ về trạng thái của các nền kinh tế thế giới .

HIỆU NĂNG

Năm 1987, nhà kinh tế học nổi tiếng Robert Solow đã châm biếm rằng “bạn có thể thấy thời đại máy tính ở khắp mọi nơi trong các số liệu về năng suất”. Ước tính chính thức về tăng trưởng năng suất đã tăng từ giữa những năm 1990 đến 2001, mặc dù tăng trưởng năng suất đã chậm lại kể từ khi đó. Về phần này, Vương quốc Anh đã nhìn thấy GDP không tăng trưởng nhiều hơn hoặc ít hơn từ năm 2008, nhưng việc làm đã tăng lên. Theo định nghĩa, điều đó hàm ý (tốt nhất) không có tăng về năng suất.

Điều này dẫn đến một vấn đề nghiêm trọng thứ hai đối với GDP như một đo lường của nền kinh tế. Mỗi năm, nền kinh tế chứa đựng nhiều hơn những thứ không đáng kể mà nó làm cho đo lường năng suất khó khăn. Tương đối đơn giản để đo lường về sản lượng kinh tế của mỗi công nhân khi bạn có thể đếm số lượng xe ô tô, hay tủ lạnh hoặc các món ăn vi sóng được vận chuyển từ nhà máy. Nhưng làm thế nào để bạn đo lường sản phẩm của các y tá, kế toán, nhà thiết kế sân vườn, nhạc sĩ, nhà phát triển phần mềm, các trợ lý chăm sóc sức khỏe, và công việc tương tự như thế? Cách duy nhất để đếm là có bao nhiêu trong số họ có bao nhiêu khách hàng mà họ cung cấp dịch vụ. Nhưng điều đó hoàn toàn bỏ qua chất lượng dịch vụ mà họ cung cấp và là quan trọng hơn số lượng trong các ngành nghề của họ.

Năng suất, đến lượt nó, có thể không được xem là một đo lường quan trọng như nó đã từng được xem. Như bậc thầy về công nghệ Kevin Kelly đã viết, “Nói chung bất cứ tác vụ nào cũng có thể được đo lường bằng các số liệu về năng suất – sản lượng trên một giờ – là tác vụ mà chúng ta muốn tự động hóa để thực hiện. Trong ngắn hạn, năng suất là cho robot. Con người dành thời gian cho thí nghiệm, vui chơi, sáng tạo, và khám phá”. Kelly thoải mái với ý tưởng về robot làm việc nhiều hơn cho chúng ta. Một số người thì không. Để phản hồi với “Cuộc đua chống lại máy móc” của Erik Brynjolfsson, giáo sư kinh tế của MIT, và Andrew McAfee, nhà khoa học nghiên cứu chính tại Trung tâm MIT về kinh doanh kỹ thuật số, Paul Krugman đã viết trên New York Times, “Cái đáng chú ý về ví dụ của chúng là nhiều công việc đang bị thay thế là công việc có kỹ năng cao và có mức lương cao; các nhược điểm này của công nghệ không chỉ giới hạn cho người lao động chân tay. Tuy nhiên, đổi mới và tiến bộ có thể thực sự làm tổn thương một số lượng lớn người lao động, thậm chí ngay cả người lao động nói chung? Tôi thường phải khẳng định rằng điều này không thể xảy ra. Nhưng sự thật là nó có thể, và các nhà kinh tế nghiêm túc đã nhận thức được khả năng này trong gần hai thế kỷ”. Krugman đã đúng. Trong cuộc Cách mạng công nghiệp, máy dệt mới và các nhà máy gây thiệt thòi cho các công nhân có tay nghề cao .

Khi nói đến tự động hóa và công việc thay thế, chúng ta có xu hướng không thích tăng năng suất.

Khi nói đến tự động hóa và công việc thay thế, chúng ta có xu hướng không thích tăng năng suất. Tuy nhiên, các chương trình của ngày hôm nay cuối cùng sẽ có tác dụng tương tự tới nền kinh tế như các nhà máy chạy bằng hơi nước trong thế kỷ XIX. Robot là một loại thiết bị của vốn mới, và giá trị của chúng trước tiên sẽ đi đến chủ sở hữu vốn. Song, theo thời gian, mỗi người làm việc sẽ được hưởng lợi từ vốn nhiều để làm công việc của mình, giống như người thợ dệt có thể sản xuất nhiều hơn với một máy dệt cơ khí so với dệt tay trong ngôi nhà của mình. Và điều đó sẽ được chuyển trực tiếp vào năng suất lao động cao hơn và – nếu người lao động có được các kỹ năng và xã hội cần thiết có thể điều khiển sự bất bình đẳng về thu nhập – mức lương cao hơn cho tất cả. Hiện nay, sự bất bình đẳng về thu nhập tăng đã đi kèm với tăng năng suất liên quan đến công nghệ kỹ thuật số, cho thấy rằng những khoản lợi ích đã không được chia sẻ rộng rãi, nhưng không có lý do để nghĩ rằng chúng nhất thiết không có thể.

Một vấn đề liên quan là làm thế nào để tính giá trị của một sản phẩm hay dịch vụ phi vật thể, các mặt hàng kỹ thuật số hoàn toàn như công cụ tìm kiếm, ứng dụng, từ điển bách khoa có nguồn gốc từ đông độc giả, và vân vân. Những cái đó thường có giá bằng không và không có giá thị trường, và không được tính trong số liệu thống kê GDP. Như Brynjolfsson và Adam Saunders, của trường Wharton, Đại học Pennsylvania, đưa ra trong một bài báo nhắc lại châm biếm của Solow gần đây, “Chúng ta thấy ảnh hưởng của thời đại thông tin ở khắp mọi nơi, ngoại trừ trong số liệu thống kê GDP”. Vì vậy, ví dụ, doanh số bán hàng sản phẩm âm nhạc của ngành công nghiệp thu âm đã giảm theo đồng đô la, nhưng gần như chắc chắn có nhiều người hơn, chứ không phải là ít đi, nghe nhạc. Khoảng cách giữa những gì một người tiêu dùng trả tiền và giá trị mà họ nhận được từ việc mua được gọi là “thặng dư tiêu dùng”, và sự phổ biến ngày càng tăng của hàng hóa và dịch vụ không có giá dường như làm tăng thặng dư tiêu dùng.

Tất cả cái đó dẫn đến ý nghĩa là có khoảng cách giữa các đo lường GDP và tổng phúc lợi kinh tế đang ngày một tăng lớn một cách khó chịu. Brynjolfsson và JooHee Oh, trợ lý sau tiến sĩ tại MIT, ước tính rằng đã có một khoản lợi không được báo cáo cho người tiêu dùng khoảng 300 tỷ USD mỗi năm trong một thập kỷ từ việc tiếp cận các dịch vụ trực tuyến miễn phí, chẳng hạn như Facebook, Wikipedia, Craigslist, và Google. Hal Varian, nhà kinh tế trưởng tại Google, tính toán rằng dịch vụ tìm kiếm miễn phí của Google trị giá 150 tỷ USD mỗi năm cho người sử dụng, tất nhiên đó là thông tin mà anh ta đưa ra, nhưng tính toán của anh ấy có sự hợp lý. Nhà kinh tế Michael Mandel đã lập luận rằng dữ liệu hoặc thông tin, nên được bổ sung thêm vào như là một loại hình thứ ba đối với hàng hoá và dịch vụ. Ông ước tính rằng loại hình thứ ba sẽ thêm 0,6 điểm phần trăm cho tăng trưởng GDP thực tế của Mỹ vào năm 2012 – một sự khác biệt đáng kể.

Các nhà thống kê cần phải bắt đầu suy nghĩ về cách để đo lường tốt hơn việc sản xuất và tiêu thụ thông tin, sản phẩm kỹ thuật số, mà nó cung cấp giá trị cho người tiêu dùng. Bởi vì GDP chỉ tính giao dịch tiền tệ, các mô hình kinh doanh mới miễn phí chưa được đo lường. Luôn luôn có những hoạt động miễn phí nhưng có giá trị, từ việc sử dụng các thư viện công cộng tới đi dạo ở vùng nông thôn, sự khác biệt bây giờ là quy mô và hoạt động không bằng tiền đan xen với kinh doanh truyền thống được tính như thế nào trong GDP.

LƯU GIỮ

GDP đo lường sự gia tăng trong sản lượng hàng hóa và dịch vụ theo thời gian mà không được hạch toán đầy đủ cho dù tăng trưởng hiện nay đi kèm với các chi phí của sự tăng trưởng trong tương lai.

Số liệu thống kê GDP được tính bao gồm đo lường về sự mất giá của tài sản vật chất (“tiêu dùng vốn”). Khấu hao cố định của vốn (máy móc, thiết bị giao thông vận tải, các tòa nhà) phải tăng nhiều hơn so với những gì là cần thiết để bù đắp cho khấu hao, đối với một nền kinh tế tăng trưởng. Các nhà sản xuất cũng cần phải đầu tư thêm để bắt kịp với tốc độ tăng dân số nếu tiêu dùng đầu người được duy trì ổn định, đó là những gì quan trọng hơn so với tổng quy mô của GDP. Ngoài ra, nếu sự đổi mới – tiến bộ kỹ thuật – được tính đến trong tài khoản, điều chắc chắn quan trọng là tính đến một số chỉ số về các nỗ lực nghiên cứu cần thiết để đổi mới.

Các tiêu chuẩn quốc tế mới nhất về hạch toán quốc gia, SNA2008, đã cố gắng để giải quyết vấn đề. Hoa Kỳ là quốc gia đầu tiên nghiêm túc đưa vào thực tiễn những đề nghị cải tiến của mình, trong đó bao gồm tính chi tiêu cho nghiên cứu và phát triển – và ước tính đầu tư trong “các bản gốc nghệ thuật” như các bộ phim của Hollywood và sản phẩm âm nhạc – như đầu tư chứ không phải là chi phí kinh doanh. GDP của Hoa Kỳ đã cho thấy một bước nhảy hơn hai phần trăm trong năm 2007 nhờ vào các phương pháp mới. Một sự tăng lớn hơn 3,4 phần trăm đã được công bố vào giữa năm 2013 một phần là do sự thay đổi này.

Câu hỏi về việc xử lý đầu tư tài sản chỉ là một chiều hướng của phát triển bền vững. Thường xuyên hơn, thuật ngữ “phát triển bền vững” đề cập đến mức độ mà GDP tăng từ năm này sang năm khác làm cạn kiệt nguồn tài nguyên thiên nhiên hoặc làm tổn hại đến môi trường theo những cách khác. Cần phải nói rằng thống kê chính thống đã chú ý nhiều hơn đến các đo lường về môi trường, từ khí thải CO và chất lượng nước tới khối lượng tài nguyên khoáng sản khai thác. Và trong năm 2012, Ủy ban thống kê của Liên Hợp Quốc đã thông qua một tiêu chuẩn thống kê quốc tế mới, hệ thống hạch toán kinh tế môi trường, hoặc SEEA, trong đó liên kết số liệu thống kê môi trường với số liệu thống kê kinh tế.

Song, mặc dù các cơ quan thống kê quốc gia ở nhiều nước đã trở nên chăm chỉ hơn trong việc thu thập số liệu thống kê về môi trường, và những người quan tâm hoặc liên quan có thể tìm thấy chúng, hầu hết mọi người không quan tâm đầy đủ. Nếu các nhà hoạch định chính sách coi trọng các tác động môi trường của tăng trưởng – và mức độ mà tăng trưởng hiện nay đi kèm với các chi phí của sự tăng trưởng trong tương lai – Giá trị hao mòn tự nhiên cần phải được bao gồm trong GDP cùng với khấu hao máy móc và đường giao thông.

Nếu các nhà hoạch định chính sách coi trọng các tác động môi trường của tăng trưởng, chúng cần phải bao gồm giá trị khấu hao tự nhiên trong GDP cùng với khấu hao máy móc và đường giao thông.

Do nếu khấu hao tài sản tự nhiên không đủ phức tạp, có một loại tài sản để xem xét: nguồn nhân lực, hoặc mọi người có thể sử dụng các tài sản khác mà họ có làm như thế nào theo ý của họ. Nguồn nhân lực phụ thuộc vào giáo dục, đào tạo thực tế và khả năng sáng tạo và đổi mới. Liên quan đến vốn con người là vốn xã hội, một khái niệm khó định nghĩa để cố gắng nắm bắt mọi người có thể tổ chức chung thông qua thể chế chính trị và các tổ chức khác như thế nào. Thật khó để đo lường, nhưng rõ ràng nó ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế. Để đưa ra một ví dụ trong số nhiều ví dụ, các thuộc địa cũ được thừa kế khung pháp lý Anh đã phát triển nhanh hơn và có thu nhập bình quân đầu người cao hơn so với các thuộc địa được thừa hưởng khuôn khổ pháp lý của Pháp. Truyền thống pháp lý sẽ xuất hiện là một yếu tố góp phần vào nguồn vốn xã hội.

Đầu tư vào vốn con người và xã hội là không được đo lường thực sự bằng số liệu thống kê truyền thống, mặc dù có chi tiêu về một số yếu tố đầu vào, chẳng hạn như chi phí giáo dục. Điều này dễ hiểu, các khái niệm rất khó để hiểu ngay từ đầu, nhưng chúng làm được việc. Một quốc gia không phải hối tiếc việc bỏ đi một số tăng trưởng GDP trong năm vì lợi ích của các khoản đầu tư sẽ góp phần vào khả năng làm việc, xây dựng, và phát minh ra sau đó của đất nước. Ngân hàng Thế giới đã bắt đầu công việc đo lường về “sự thịnh vượng toàn diện”, trong đó bao gồm tài nguyên thiên nhiên, nguồn nhân lực, cơ sở hạ tầng vật chất. Một phương pháp khác là sản phẩm quốc gia thuần (NNP) của nhà kinh tế học Martin Weitzman trường Harvard, xuất phát từ tiêu chuẩn GDP và số liệu thống kê liên quan, đo mức độ bền vững tối đa tiêu dùng của quốc gia. Nhưng ngay cả đo lường này cũng không tính đến đầu tư vào hay sự cạn kiệt của môi trường: ví dụ, tài khoản quốc gia của Vương quốc Anh bao gồm thăm dò khoáng sản dầu mỏ như là một phần của tổng đầu tư nhưng không làm cạn kiệt nguồn dầu khí bằng cách khai thác chúng. Kết quả là, NNP của Vương quốc Anh được phóng đại. Nhưng hệ thống có thể được sửa đổi để khắc phục vấn đề này .

ĐO LƯỜNG TỐT HƠN?

“GDP” đã trở thành một thuật ngữ quen thuộc mà không ai mang đến cho nó nhiều suy nghĩ. Song, số liệu thống kê không hoàn thiện – đặc biệt khi nói đến đo lường về đổi mới, chất lượng, tài sản vô hình, và tính bền vững. GDP, do đó, đã đạt đến tới hạn của nó? Các định nghĩa liên quan đến các tài khoản quốc gia đã rối rắm và phức tạp, và mất một lượng lớn thời gian thống kê quốc gia “vật lộn” với nó – ngoại trừ, tất nhiên, ở các nước như Hy Lạp được sử dụng để tạo nên số liệu hoặc các quốc gia châu Phi không bao giờ thu thập số liệu thống kê thô cần thiết. Cơ sở dữ liệu GDP qua nhiều thập kỷ có thể dẫn chúng ta nghĩ rằng GDP là một đối tượng tự nhiên mà chúng ta có thể đo lường với độ chính xác ngày càng tăng. Nhưng độ chính xác là giả mạo. Các đối tượng được đo lường chỉ là một ý tưởng, không điều gì tồn tại độc lập mà được chờ đợi để kiểm tra.

Bộ Thương mại Mỹ từng gọi GDP là một trong những phát minh vĩ đại nhất của thế kỷ XX, và nó là vậy. Và nó vẫn làm một công việc đo lường các nền kinh tế tốt hơn bất kỳ giải pháp thay thế hiện nay. Thay vì tiếp tục đi tìm các định nghĩa và cải tiến luôn là phức tạp hơn, các nhà thống kê và kinh tế nên suy nghĩ sâu sắc hơn về những gì có nghĩa là “nền kinh tế” trong thế kỷ XXI. Có một cơ hội lớn để sử dụng công nghệ kỹ thuật số – và dữ liệu đặc biệt lớn – phải suy nghĩ lại những thông tin được thu thập và những gì chúng ta làm với chúng. Với rất nhiều hoạt động trực tuyến hiện nay, có thể đưa ra được một bức tranh tốt hơn về những khoản người tiêu dùng nhận được mà không được nắm bắt bởi số liệu thống kê kinh tế hiện nay. Có lẽ chúng ta cũng có thể tìm cách làm sáng tỏ để hình dung những gì đang xảy ra trong nền kinh tế.

Ngoài ra, các quốc gia cần phải hiện đại hóa cách họ thu thập số liệu thống kê. Tài khoản quốc gia và các dữ liệu kinh tế chính thống khác đến từ nhiều nguồn khác nhau, nhưng các cuộc điều tra về các cá nhân và các doanh nghiệp hình thành trụ cột của chúng. Đây gần như là không thể đối với các phương pháp điều tra truyền thống, trong đó có việc gửi các bảng hỏi cho các doanh nghiệp nhất định hoặc đặt các nhà nghiên cứu thu thập thông tin về giá từ các cửa hàng khác nhau, để cập nhật khi cấu trúc của nền kinh tế thay đổi. Để cung cấp một ví dụ rõ ràng, bảng hỏi điều tra không thực sự tính đến cho việc mua sắm trực tuyến – và giá trực tuyến có thể sẽ thấp hơn.

Vì vậy, bây giờ cũng là thời gian để sử dụng công nghệ mới thu thập dữ liệu kinh tế. Đây có thể là đặc biệt quan trọng ở các nước đang phát triển, nơi mà sự phổ biến của điện thoại di động cung cấp một cơ hội chưa từng có để đo lường nền kinh tế của họ. Cũng như nội dung mà người sử dụng tạo ra đã trở thành một nguồn lực quan trọng trong phòng chống thiên tai, kinh doanh, và các phương tiện truyền thông tin tức, số liệu thống kê được người sử dụng thu thập có thể chứng minh một nguồn dữ liệu kịp thời và chính xác hơn so với các cuộc điều tra doanh nghiệp. Có vẻ như có rất ít thử nghiệm, tuy nhiên – chỉ cần một chút thu thập dữ liệu về sức khỏe. Hiện nay, các nhà thống kê quốc gia trong các nền kinh tế phát triển có ít động cơ để thử nghiệm thu thập dữ liệu thô với điện thoại di động hay trực tuyến.

Hiện nay, chúng ta đang ở trong tình trạng sương mù về thống kê, không có các thông tin cần thiết về các khía cạnh tiêu cực của tăng trưởng khi nó không bền vững và khi nó làm cạn kiệt nguồn tự nhiên và các tài sản sẵn có cho tương lai, hoặc các khía cạnh tích cực, khi nó đưa ra các đổi mới ​​và sáng tạo. GDP, với tất cả các sai sót của nó, vẫn còn là một ánh sáng chiếu xuyên qua màn sương mù đó.

PĐQ biên dịch

Trích dẫn từ cuốn “GDP: A Brief but Affectionate History” của tác giả Diane Coyle, Nhà xuất bản Princeton University Press, 2014, http://www.foreignaffairs.com/articles/140790/diane-coyle/beyond-gdp