Nghiên cứu và ứng dụng Khung thống kê văn hóa UNESCO tại Việt Nam

Văn hóa có vai trò quan trọng trong sự phát triển của đất nước. Văn hóa là sức mạnh nội sinh, là nền tảng tinh thần của xã hội, là mục tiêu và cũng là động lực để thúc đẩy sự phát triển. Trong bối cảnh hiện nay, trước sự phát triển mạnh mẽ của ngành công nghiệp văn hóa, vai trò của văn hóa đối với sự phát triển nói chung, đối với phát triển kinh tế nói riêng ngày càng được nhìn nhận một cách toàn diện và thấu đáo hơn. Phát triển văn hóa gắn liền với phát triển kinh tế xã hội trong nhiều thập kỷ qua luôn là một định hướng căn bản, một ưu tiên chính sách của Đảng và Nhà nước.

Để đánh giá tình hình văn hóa, cũng như giám sát hiệu quả chính sách văn hóa, thống kê văn hóa là một công cụ hữu hiệu. Bằng các minh chứng số liệu, thống kê văn hóa giúp các nhà hoạch định chính sách có các nhìn tổng quan và chi tiết về hiện trạng văn hóa Việt Nam, về sự biến chuyển của văn hóa và cấu thành văn hóa theo thời gian. Tuy nhiên, văn hóa là một phạm trù mang nhiều định tính, khó đo lường không chỉ ở Việt Nam mà cả các quốc gia trên thế giới. Ở Việt Nam, cho đến nay, các chỉ tiêu về văn hóa mới chỉ dừng lại ở  số lượng của từng lĩnh vực văn hóa, như số bảo tàng, số thư viện, số di sản văn hóa… Thống kê văn hóa chưa phản ánh được sự phát triển mạnh mẽ của các ngành công nghiệp văn hóa, đặc biệt chưa phản ánh được mối quan hệ giữa văn hóa với kinh tế và xã hội. Do vậy, việc nghiên cứu, ứng dụng những phương pháp luận quốc tế và học hỏi kinh nghiệm quốc tế trong lĩnh vực thống kê văn hóa, nhất là các nước có nền thống kê tiên tiến là rất cần thiết.

Với mong muốn góp phần vào đánh giá sự phát triển của thống kê văn hóa Việt Nam, trong phạm vi đề tài, nhóm nghiên cứu sẽ phân tích thực trạng thống kê văn hóa Việt Nam, tìm hiểu Khung Thống kê văn hóa UNESCO 2009 (FCS 2009) – một phương pháp luận về thống kê văn hóa được nhiều nước áp dụng thành công, trên cơ sở đó, đề xuất Khung thống kê văn hóa phù hợp với tình hình thực tiễn ở Việt Nam, giúp cung cấp khung khái niệm và phương pháp thu thập số liệu để thống kê văn hóa Việt Nam ngày càng toàn diện và chất lượng.

Nội dung chi tiết xem tại file đính kèm

Tải tài liệu đính kèm

File File size Downloads
pdf 050224 810 KB 24