Nguyên nhân tỷ lệ thất nghiệp của thanh niên từ 15-24 tuổi gấp 3 lần với tỷ lệ thất nghiệp chung của cả nước.
Câu hỏi: (PV Thanh Hương-VOV2) Trong báo cáo lao động, việc làm thì tỷ lệ thất nghiệp của thanh niên từ 15-24 tuổi thì gấp 3 lần với tỷ lệ thất nghiệp chung của cả nước. Tổng cục Thống kê cho biết nguyên nhân là gì?
Trả lời:
(Bà Vũ Thị Thu Thủy, Vụ trưởng Vụ TK Dân số và Lao động, TCTK)
Tỷ lệ thất nghiệp là người từ 15 tuổi trở lên hiện nay không có việc làm, có nhu cầu việc làm và sẵn sàng làm việc khi có công việc thì được tính là những người thất nghiệp, thì hiện nay Tỷ lệ thất nghiệp chung cả nước năm 2019 là 1,98% còn tỷ lệ thất nghiệp của thanh niên từ 15-24 tuổi là 6,39% cao gấp 3 lần so với tỷ lệ thất nghiệp chung của cả nước gồm những nguyên nhân sau:
– Thanh niên trong độ tuổi từ 15-24 tuổi là những người mới ra trường, bắt đầu tìm kiếm công việc nên họ cần có thời gian tìm kiếm công việc so với người trưởng thành, nhóm tuổi khác
– Lực lượng này mới tham gia thị trường lao động, người trong độ tuổi 15-24 tuổi thì trình độ, kinh nghiệm làm việc còn thấp, nên tìm kiếm 1 công việc phù hợp còn khó khăn do vậy phải có thời gian, độ trễ trong tìm kiếm công việc. Thông thường, đối với các nước trên thế giới, Việt Nam cũng giống các nước trên thế giới tỷ lệ thất nghiệp trong nhóm tuổi này bao giờ cũng cao hơn tỷ lệ thất nghiệp chung.
Khi mà thất nghiệp xảy ra là lãng phí nguồn nhân lực, chúng ta đã có nguồn nhân lực rồi nhưng chưa tận dụng vào quá trình sản xuất. Một trong những giải pháp đó là thúc đẩy tạo cơ hội cho các thanh niên, tạo việc làm phù hợp với những thanh niên mới ra trường có trình độ kinh nghiệm, kiến thức chưa được đầy đủ khi mới bước vào thị trường lao động
Ngoài việc, tạo công việc thì việc nâng cao trình độ rất cần thiết cho lực lượng lao động trẻ này, trong số liệu công bố thì lực lượng lao động tương đối dồi dào, tuy nhiên trình độ người lao động còn hạn chế chỉ có 22,8% lực lượng lao động qua đào tạo từ sơ cấp nghề trở lên và trong tính toán số liệu từ điều tra lao động việc làm thì thấy rằng tỷ lệ lao động hiện nay có tay nghề cao chỉ có 11% lao động có trình độ trung cấp nghề và kỹ năng cao, trong khi khi đó các nước trên thế giới thì tỷ lệ này trên 20%. Vì vậy, chúng ta cần phải thúc đẩy, nâng cao trình độ cho người lao động là yếu tố cần thiết trong thời gian tới.