Tổng cục Thống kê làm việc với Đoàn chuyên gia của Tổ chức Lao động quốc tế
Việt Nam cũng đang có nhiều lợi thế và cơ hội đón nhận làn sóng chuyển dịch chuỗi cung ứng ngành điện tử khi các hãng lớn đã và đang chuyển dịch nhà máy, chuỗi sản xuất. Trải qua hơn 2 năm ảnh hưởng đại dịch Covid-19, ngành công nghiệp sản xuất linh kiện điện tử của Việt Nam vẫn là một trong những ngành sử dụng lao động lớn nhất và tăng trưởng nhanh nhất. Theo số liệu từ TCTK, 9 tháng năm 2022, chỉ số sản xuất công nghiệp của sản phẩm điện tử, máy vi tính và sản phẩm quang học của Việt Nam đạt mức tăng trưởng 5,5; kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng điện tử, máy tính và linh kiện tăng 13,3%; điện thoại và linh kiện tăng 10,7%; đồng thời chỉ số sử dụng lao động của doanh nghiệp ngành này tăng 9,8% so với cùng kỳ năm trước.
Giao đoạn 1 đã hoàn thành phỏng vấn 25 doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh cá thể trong năm 2021. Giai đoạn 2 đã hoàn thành phỏng vấn 25 doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh cá thể trong quý II/2022 tại 10 tỉnh, thành phố: Hà Nội, Hải Phòng, Hưng Yên, Hải Dương, Bắc Ninh, Bắc Giang, Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai, Sơn La.
Tại buổi làm việc, các đại biểu đã được tiếp cận với tài liệu hướng dẫn thực hiện khảo sát thí điểm với mục đích mô tả phương pháp luận để lập bản đồ chuỗi cung ứng điện tử tại Việt Nam và đánh giá các cơ hội và thâm hụt về việc làm thỏa đáng trong toàn bộ chuỗi cung ứng. Kết quả lập bản đồ và khảo sát sẽ là công cụ để định hình những nơi làm việc an toàn và lành mạnh trong ngành sau đại dịch Covid-19.
Theo kế hoạch thống nhất giữa 2 cơ quan, trong tháng 10 sẽ thực hiện các nội dung công việc như sau: Hội thảo lấy ý kiến các đơn vị về Phương pháp khảo sát chuỗi cung ứng điện tử; Làm việc với các đơn vị trong Tổng cục để tìm hiểu về chuỗi cung ứng điện tử tại Việt Nam; Tập huấn cho ĐTV, GSV 10 tỉnh đã thu thập thông tin Giai đoạn 2 về thu thập thông tin Giai đoạn 3. Dự kiến, Hội thảo Kết quả thí điểm khảo sát chuỗi cung ứng điện tử tại Việt Nam và Kế hoạch tiếp theo sẽ diễn ra vào tháng 12/2022.
Tại buổi làm việc, các đơn vị liên quan của TCTK đã cùng với ILO thảo luận sôi nổi về các công việc sẽ được thực hiện trong các buổi làm việc của tuần này và các nội dung của phương pháp khảo sát. Các chuyên gia ILO cho biết, sau Hội thảo ILO sẽ tổng hợp ý kiến của các bên và cùng TCTK tiếp thu và giải quyết và thực hiện các công tác chuẩn bị cho đào tạo liên quan đến khảo sát. Có 2 hoạt động quan trọng cần lưu ý, đó là có 1 phần mềm chuẩn bị tốt, tránh xảy ra sai sót trong quá trình làm việc; và dịch bảng hỏi để tìm ra lỗi bất cập và khắc phục ngay. Các Chuyên gia cũng cho rằng cần xây dựng các khuyến nghị liên quan đến Việt Nam. Vấn đề này tương đối quan trọng do được tiếp cận phương pháp khảo sát mới. ILO sẽ cố gắng sổ sung lại các câu hỏi, các hoạt động đã thực hiện nhưng có một số vấn đề còn bỏ ngỏ.
Cục Thu Thập dữ liệu và Ứng dụng công nghệ thông tin thống kê được lãnh đạo TCTK giao nhiệm vụ chủ trì, phối hợp với các Vụ làm việc với đoàn chuyên gia ILO theo lịch công tác từ ngày 12-14/10/2022.