FDI với nền kinh tế Việt Nam

Sau “đổi mới”, năm 1987 Việt Nam ban hành luật đầu tư nước ngoài. Chính sách FDI có thể chia làm ba loại: Chính sách thu hút FDI, chính sách nâng cấp FDI và chính sách khuyến khích các mối liên kết giữa các tập đoàn xuyên quốc gia (FDI) với doanh nghiệp trong nước.

Chính sách thu hút FDI được hình thành bằng các ưu đãi về thuế, đất đai, cơ chế thuận lợi trong việc chu chuyển vốn, xuất nhập khẩu, kinh doanh trên thị trường trong nước và các bảo đảm bằng luật pháp về quyền sở hữu vốn và tài sản, sở hữu trí tuệ của nhà đầu tư.

Chính sách nâng cấp FDI được hình thành theo các định hướng ưu tiên thu hút FDI như dự án công nghệ cao, dịch vụ hiện đại, xây dựng khu kinh tế đặc biệt với những ưu đãi cao hơn so với các dự án FDI thông thường. Trong một số trường hợp, có nước còn áp dụng hình thức trợ cấp của Chính phủ cho nhà đầu tư để họ thực hiện dự án có quy mô lớn, tác động lan tỏa rộng, thuộc danh mục ưu tiên cao nhất.

Chính sách khuyến khích các mối liên kết giữa các doanh nghiệp FDI với doanh nghiệp trong nước được hình thành như là một phần trong chính sách công nghiệp, dịch vụ của từng quốc gia, nhằm làm cho các doanh nghiệp trong nước được hưởng lợi từ FDI nhờ vào mối quan hệ hợp tác và phân công về công nghệ và thị trường tiêu thụ với các doanh nghiệp FDI. Chính sách này cũng khuyến khích các doanh nghiệp FDI hợp tác với các cơ sở đào tạo (nhất là bậc đại học và dạy nghề trình độ cao), tổ chức nghiên cứu khoa học trong nước để nâng cao hơn
nữa trình độ và năng lực của các cơ sở, tổ chức đó.

Trên thực tế, từ khi ban hành Luật Đầu tư nước ngoài năm 1987 đến nay, Việt Nam đã và đang theo đuổi cả ba loại chính sách trên. Tuy nhiên, tính nhất quán và ổn định trong các chính sách vẫn chưa được bảo đảm, nhất là các luật thuế và hải quan, đôi khi được điều chỉnh không đồng bộ với các chính sách có liên quan đến thu hút FDI.

Nội dung chi tiết xem tại file đính kèm

Tải tài liệu đính kèm

File File size Downloads
pdf Bai3. So3.2023 524 KB 201