Hội thảo khu vực lần thứ 5 về “Khung Đảm bảo Chất lượng Quốc gia”
Hội thảo khu vực lần thứ 5 về “Khung Đảm bảo Chất lượng Quốc gia” thuộc Chương trình Quản lý Chất lượng Thống kê và các Nguyên lý Cơ bản về Số liệu Thống kê Chính thức của Ủy ban Thống kê LHQ (UNSC) do Viện Thống kê Châu Á – Thái bình dương (SIAP) của LHQ và Phòng Thống kê của Ủy ban Kinh tê- xã hội khu vực Châu Á –Thái bình dương (ESCAP) phối hợp với Cơ quan Thống kê Trung ương Iran (SCI) tổ chức từ 30 tháng 9 đến 3 tháng 10 năm 2012 tại Tehran, Cộng hòa Hồi giáo Iran.
Hội thảo thu hút sự quan tâm của các nhà quản lý các tổ chức thống kê, những người muốn triển khai thực hiện Khung đảm bảo chất lượng quốc gia (NQAF). Tại Hội thào này, SIAP chỉ mời một số lượng hạn chế các tổ chức thống kê trong khu vực ESCAP, để tiến cử một nhà quản lý có trình độ chuyên môn cao tham dự. Các ứng cử viên tham gia hội thảo phải là người chịu trách nhiệm về phát triển và thực hiện các thủ tục đảm bảo chất lượng ở khâu tổ chức cũng như tận tụy trong thực hiện các hoạt động ở giai đoạn chuẩn bị. Các quốc gia hiện đang có khung chất lượng và muốn xem lại chúng thông qua lăng kính của khuôn mẫu về khung đảm bảo chất lượng quốc gia tổng quát (g-NQAF) đã được phiên họp thứ 43 của Ủy ban Thống kê Liên Hiệp Quốc (tháng 2 năm 2012) chấp thuận cũng được mời tham dự. Ngoài ra, Hội thảo đã được mở rộng để người đứng đầu của cơ quan thống kê quốc gia của 13 nước sau đây tham gia: Armenia, Azerbaijan, Bangladesh, Trung Quốc, Ấn Độ, In-đô-nê-xi-a, Ma-lay-xi-a, Mông Cổ, Pakistan, Philippines, Sri Lanka, Thái Lan và Việt Nam. Chính phủ của nước chủ nhà Cộng hòa Hồi giáo Iran cũng đã được mời tham gia đề cử các ứng cử viên đủ điều kiện để tham dự hội thảo.
Mục tiêu và kết quả Hội thảo hướng tới là (1) tạo ra một diễn đàn để những người tham dự thảo luận về các khái niệm và cách sử dụng các khung đảm bảo chất lượng và tạo điều kiện để hiểu, áp dụng khuôn mẫu đảm bảo chất lượng quốc gia, các công cụ liên quan và các cơ chế kết hợp để đảm bảo chất lượng; (2) xem xét những nguyên tắc cơ bản về chất lượng trong hệ thống thống kê và những lợi ích của khung đảm bảo chất lượng quốc gia; (3) thảo luận về các nhân tố căn bản, nội dung và cách sử dụng các khuôn mẫu của khung đảm bảo chất lượng quốc gia chung (g-NQAF); (4) sắp đạt các g-NQAF vào các khung chất lượng hiện có hoặc mối quan tâm về chất lượng của người tham gia; (5) xác định lỗ hổng và cơ hội để cải thiện các thủ tục hiện hành, việc áp dụng và thực hiện g-NQAF trong các tổ chức của mình; (6) xây dựng một kế hoạch hành động để thực hiện NQAF trong tổ chức cũng như trong một hệ thống thống kê quốc gia lớn hơn.
Chất lượng số liệu thống kê là mục tiêu chung của các nhà thống kê chuyên nghiệp trong thực hiện nhiệm vụ của mình. Năm 1994, Ủy ban thống kê của Liên hợp quốc (UNSC) đã đưa ra hướng dẫn về những đặc trưng trong môi trường cuả vấn đề quản lý chất lượng, mà qua đó các nước có thể phát triển các hệ thống thống kê quốc gia theo các nguyên tắc cơ bản về thống kê chính thức đã được LHQ thông báo chính thức. Do việc trình bày các nguyên tắc không đề cập rõ ràng đến vấn đề chất lượng, nên về cơ bản tất cả chỉ là một hệ thống quản lý chất lượng. Kể từ đó, một số nước phát triển và các tổ chức quốc tế đã phát triển các khung chất lượng, theo đó các khái niệm và thủ tục trình bày chi tiết, nhằm đảm bảo chất lượng trong quy trình của công tác thống kê. Ví dụ, khung đảm bảo chất lượng dữ liệu (DQAF) do Quỹ tiền tệ Quốc tế phát triển là một công cụ đánh giá chất lượng rất rõ ràng, được thiết kế để nhân viên IMF và các cơ quan thống kê quốc gia sử dụng để đánh giá chất lượng các loại hình cụ thể của các bộ dữ liệu quốc gia, bao gồm cả tài khoản quốc gia và chỉ số giá tiêu dùng
Ủy ban Thống kê LHQ khuyến khích các nước sử dụng một khung đảm bảo chất lượng quốc gia chung (g-NQAF) và yêu cầu các nhóm chuyên gia triển khai kế hoạch hành động để hỗ trợ các nước, thực hiện thí điểm g-NQAF trong một số quốc gia với các loại hình hệ thống thống kê khác nhau. UNSC cũng khuyến khích các thực thể quốc tế, khu vực và tiểu khu vực cộng tác với Phòng Thống kê của Liên Hợp Quốc hỗ trợ các nước thực hiện các chương trình đảm bảo chất lượng. NQAF cho phép các cơ quan thống kê quốc gia mô tả một cách có hệ thống việc đảm bảo chất lượng ra sao, mối quan tâm đến chất lượng hiện tại của các cơ quan thống kê quốc gia là gì, và khung đảm bảo chất lượng dự kiến sẽ cải tiến các phương pháp đảm bảo chất lượng hiện tại hay giới thiệu những cái mới. Trong năm 2010, UNSC đã công nhận sự cần thiết về một khung đảm bảo chất lượng quốc gia được quốc tế chấp nhận để hỗ trợ các nước muốn xây dựng NQAF riêng cho mình hoặc nâng cao hơn cái sẵn có. UNSC đã thành lập một nhóm chuyên gia để phát triển một khuôn mẫu chung, hiểu rõ về các khung hiện có và đủ linh hoạt cho phép quan tâm, chiếu cố đến hoàn cảnh phù hợp với các quốc gia chọn để áp dụng nó. Tại phiên họp 43 năm 2012, UNSC hoàn toàn ủng hộ g-NQAF do nhóm chuyên gia đề xuất. G-NQAF bao gồm năm phần: (a) nội dung chất lượng; (b) khái niệm và các khung chất lượng, (c) các nguyên tác chỉ đạo về bảo đảm chất lượng; (d) đánh giá và báo cáo chất lượng (e) quản lý chất lượng và các vấn đề khác.
Với khung đảm bảo chất lượng chung (g-NQAF) của UNSC đưa ra, Hội thảo lần thứ 5 này là diễn đàn tốt cho các chuyên gia và các nhà quản lý thống kê chia sẻ thông tin, kinh nghiệm trong việc xây dựng khung đảm bảo chất lượng thống kê quốc gia cho riêng mình và đạt được 6 mục tiêu và kết quả mà Hội thảo hướng tới.
Nguồn: http://www.unsiap.or.jp/, TMH