Khu vực kinh tế chưa được quan sát ở nước ta còn rất lớn. Tổng cục Thống kê có nhận định gì về ý kiến này?

Câu hỏi: (Mạnh Bôn – Báo đầu tư) Khu vực kinh tế chưa được quan sát ở nước ta còn rất lớn. Tổng cục Thống kê có nhận định gì về ý kiến này? Tại Hội nghị trực tuyến Thủ tướng Chính phủ làm việc với Bộ Kế hoạch và Đầu tư ngày 19/02/2019, Thủ tướng có nói “Tăng trưởng GDP vừa qua đã tính sót rất lớn. Nhà lầu, xe hơi, môi giới trung gian… hoạt động kinh tế phi chính thức diễn ra rất rầm rộ nhưng chưa được tính vào quy mô kinh tế. Việc tính toán lại khu vực kinh tế phi chính thức và cập nhật vào GDP không phải làm đẹp số liệu”. Tổng cục Thống kê có thể giải thích câu nói của Thủ tướng không? (Họp báo công bố Đề án khu vực kinh tế phi chính thức ngày 20/02/2019)

Trả lời:

(Bà Nguyễn Thị Hương, Phó Tổng cục trưởng TCTK)

Trước hết, những người có thu nhập cao chúng ta phải xác định xem người ta làm việc bất hợp pháp hay không, những hoạt động nào được tính toán vào GDP thì TCTK xác định tính. Ví dụ, như vừa qua Tổng cục Thuế xác định thêm một số hoạt động văn hóa, nghệ thuật của các ca sĩ hoặc là những người sử dụng phần mềm điện tử tham gia quốc tế mà hiện nay chúng ta chưa ban hành được cơ chế pháp luật để thu được giá trị lao động và thu nhập để tính thêm vào ngành văn hóa, nghệ thuật, điện tử. Như vậy chúng ta phải đề nghị có cơ chế chính sách phối hợp với Tổng cục Thuế và các bên có liên quan để người ta được lộ diện để được đóng góp giá trị lao động vào GDP cũng như tác động đóng góp đối với thu nhập của nền kinh tế

Nhiều nước tỷ lệ kinh tế khu vực chưa được quan sát cao và Việt Nam là như thế nào? Tùy theo quy định pháp luật của mỗi nước đưa vào sản xuất hay không đưa vào sản xuất ví dụ như Hà Lan thì đưa hoạt động mại dâm vào hoạt động sản xuất thì người ta tính vào GDP còn Việt Nam hoạt động mại dâm không phù hợp với quy định của pháp luật và thuần phong mỹ tục nên không tính vào GDP vì vậy kết quả đo lường của các nước được tổ chức quốc tế đã nêu rất rõ chỉ mang tính chất tham khảo và bổ sung kinh nghiệm thực tế của các nước và không vận dụng máy móc vào các nước. Tổng cục Thống kê mới bắt đầu nghiên cứu đã và đang phối hợp với 16 Bộ, ngành trực tiếp tham gia để đo lường chưa có bằng chứng nên TCTK chưa thể công bố số liệu khi mà chưa có kết quả cụ thể, TCTK bước đầu cũng đã tính toán  và đo lường một số thành tố phối hợp với Thuế để rà soát các doanh nghiệp còn thiếu, phối hợp với Bộ công an, Bộ Quốc phòng trong Tổng điều tra để bổ sung hồ sơ hành chính hàng năm, hàng kỳ mà TCTK chưa đưa được.

Khái niệm chưa được quan sát xuất hiện ngay trong cả đơn vị đã quan sát được, chúng ta đã quan sát nhưng chưa quan sát hết với nhiều lý do khách quan và chủ quan. Khách quan bản thân các đơn vị trốn tránh không muốn khai mặc dù đơn vị đó là hợp pháp, ngay cả các đơn vị, doanh nghiệp nhà nước để thu lợi để giảm chi phí, giảm đóng góp với Nhà nước cho nên khái niệm này mang tính chất tương đối và phân định các hoạt động này mang tính chất là các hành vi, hoạt động còn giấu giếm ngay cả đối với cơ quan Thuế cũng phải xem xét đánh giá các đơn vị hợp pháp có hành vi giấu giếm ở đây thiên về kỹ thuật nếu có thời gian tôi sẽ trao đổi sâu thêm.

Về vấn đề thu thuế chúng ta có tham vọng quá không? Ngay từ đầu TCTK có nhiệm vụ này thì TCTK đã chủ động phối hợp với 16 Bộ, ngành cùng nhau rà soát những nhiệm vụ, hoạt động nào mang tính khả thi thì đưa vào còn hoạt động chưa làm được thì chúng ta có lộ trình thực hiện để đưa vào cơ chế chính sách để hoạt động đó được lộ diện với mục tiêu cao nhất là thu hẹp phạm vi của khu vực chưa được quan sát và mở rộng tối đa phạm vi đã được quan sát.

Còn vấn đề khi để lộ diện hoạt động xe ôm, người bán hàng rong, các hộ sản xuất nhỏ… có phải chúng ta tận dụng thu thuế hay không? Trên quan điểm về mặt lý luận, tất cả các đơn vị, hộ sản xuất kinh doanh về nguyên tắc phải có đóng góp đối với xã hội và có trách nhiệm để đảm bảo anh ninh trật tự xã hội. Mục tiêu cao nhất ở đây là cần cho các hoạt động được lộ diện để tổ chức quản lý tốt hoạt động sản xuất kinh doanh từ hộ cá thể đến các doanh nghiệp cũng như các tập đoàn và đây chính là mục tiêu mà Đề án hướng tới.

Về bình luận câu nói của Thủ tướng ngày 19/02/2019 dự Hội nghị làm việc với Bộ Kế hoạch và đầu tư: Về chức năng nhiệm vụ của TCTK là đánh giá đúng quy mô của nền kinh tế và lần này TCTK đánh giá cũng không có nghĩa là làm đẹp số liệu, cứ 5 năm sau khi có kết quả tổng điều tra ngành Thống kê sẽ đánh giá lại quy mô nền kinh tế. Thủ tướng phát biểu trên cơ sở đã nghe TCTK báo cáo kết quả Thủ tướng giao năm 2018: “Vào năm 2013, ngành Thống kê có đánh giá lại quy mô GDP nhưng năm đó ngành Thống kê làm không bài bản, không đầy đủ phạm vi như lần này, năm 2013 chỉ đánh giá lại giá trị tăng thêm khu vực tài chính ngân hàng, và đánh giá thêm về bất động sản (khấu hao nhà tự có để ở), thời điểm đó công tác tuyên truyền làm chưa được tốt”.